Chú Giải Tin Mừng Chúa Nhật Tuần XXXII Mùa Thường Niên (Mc 12,38-44) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
CHÚA NHẬT TUẦN XXXII MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B
TIN MỪNG: Mc 12,38-44

Noel Quesson - Chú Giải

Đức Giêsu nói rằng: "Anh em phải coi chừng mấy ông Kinh Sư".

“Kinh Sư” là những nhà chuyên môn và những người giải đáp chính thức Kinh Thánh. Sau một thời gian dài học tập vào khoảng 40 tuổi, họ được công nhận thi hành chức vụ của họ và trở nên những người cố vấn chính thức trong những quyết định tư pháp. Đức Giêsu và các tông đồ đã không được đào tạo như thế.

Ngay từ đầu, các "Kinh Sư” luôn tỏ ra chống đối Đức Giêsu. Chỉ trong Tin Mừng Máccô, chúng ta đã thấy nhiều cuộc xung đột (Mc 2,6- 3,22-7,1-11,18). Ở đây, Đức Giêsu nghiêm chỉnh cảnh giác chúng ta. Đây là lần cuối cùng Người nói trước công chúng, khoảng vài tuần lễ trước khi Người bước vào cuộc thương khó và bị kết án bởi Thượng Hội đồng mà các Kinh sư thường chủ trì xét xử.

Mát-thêu đã quy tụ lại thành một diễn từ của Đức Giêsu về đề tài này: "Khốn cho các Kinh sư" (Mt 23). Sự hiểu biết không nhất thiết mang lại cho ta Đức hạnh... và than ôi, kể cả sự hiểu biết tôn giáo cũng thế.

Họ ưa dạo quanh, xúng xính trong bộ áo thụng, thích được người ta chào hỏi ngoài đường ngoài phố. Họ ưa chiếm ghế danh dự trong hội đường, thích ngồi cỗ nhất trong đám tiệc.

Vẫn còn những Kitô hữu bực tức vì Giáo Hội đồng thời đang cố gắng gạt bỏ mọi về huy hoàng Tuy vậy, chúng ta phải nhìn nhận rằng sự cố gắng đó dù chưa hoàn tất, nhưng hoàn toàn phù hợp với đòi hỏi của Đức Giêsu. Giáo Hội trong mọi thời đại; có nguy cơ rơi vào cám dỗ khủng khiếp của uy thế, đặc quyền những "về bề ngoài sang trọng" những tước vị và những chỗ ngồi danh dự. Lạy Chúa, xin cho chúng con càng ngày càng làm quen với một Giáo Hội, biết gạt bỏ những danh dự, chấp nhận nghèo khó. Với các linh mục, biết sống như mọi người, không dành đặc quyền đặc lợi nào cả.

Tính cách Pharisêu mà Đức Giêsu lên án, đó là việc sử dụng những "dấu hiệu bề ngoài" để làm cho người khác nể trọng mình và được hưởng những đặc quyền. Ngày nay, có một phong trào tân Pharisêu cũng giả dối như thế, cốt làm tăng giá trị của mình bằng cách làm ra về "thông thạo thời sự", "giữ đúng thời trang" bằng cách theo nhưng "quan điểm tiến bộ nhất", dù là những quan điểm rỗng tuếch.

Họ nuốt hết tài sản của các bà góa, lại còn làm bộ đọc kinh cầu nguyện lâu giờ.

Điều mà Đức Giêsu quở trách kinh sư thời ấy, đó là thái độ "khoa trương", lòng "tham lam", nếp sống "giả hình" của họ. Có lẽ họ đã đòi hỏi những khoản thù lao rất cao đối với những người đến hỏi ý kiến họ, và điều này rất nghiêm trọng vì họ được coi như những người đạo đức, cầu nguyện lâu giờ. Kẻ nào muốn loan truyền những đòi hỏi của Lời Chúa, cũng phải tỏ ra rất khắt khe với chính mình. Khi các Kitô hữu, hay phẩm trật Giáo Hội phạm những bất công xã hội thì đó là điều đặc biệt nghiêm trọng. Thiên Chúa nghe thấy tiếng kêu của những người nghèo khổ bất hạnh, Người ban "công lý" cho kẻ bị áp bức, nâng đỡ góa phụ và cô nhi (Tv 1,45).

Kẻ nào muốn thuộc phe Chúa, thì nhờ cầu nguyện, phải đặc biệt trở nên liêm khiết và công bằng.

Họ sẽ bị kết án nghiêm khác hơn.

Cộng đoàn của Đức Kitô là Giáo Hội phải nghe lời cảnh cáo này: "Người ta sẽ càng khắt khe hơn với chúng ta, khi chúng ta càng được nhận lãnh nhiều. Chúng ta không thể lừa dối Thiên Chúa! Người thấy tận đáy các sự việc và những sự giả dối của chúng ta sẽ bị lột trần trước mắt Người.

Đức Giêsu ngồi đối diện với thùng tiền dâng cúng cho Đền thờ. Người quan sát xem dân chúng bỏ tiền vào đó ra sao.

Mác-cô là một nhà quay phim tài tình. Chúng ta hãy thưởng thức sự chính xác của thiên phóng sự này. Đức Giêsu đã chọn một điểm quan sát tốt, ngồi trên các bậc thềm, đối diện với các hòm tiền. Người nhìn xem. Đám đông những người hành hương diễn qua trước mặt Người. Chúng ta hãy ghi nhận lòng nhân ái của Đức Giêsu: Người chú ý đến những đám đông, chú ý đến không gì xảy ra chung quanh Người. Chúng ta có biết chú ý không? Chúng ta có biết ngắm nhìn không?

Có lắm người giàu bỏ thật nhiều tiền.

Vào thời Đức Giêsu cũng như ngày nay các tầng lớp xã hội luôn có những mức lợi tức rất chênh lệch. Điền chủ, thương gia, luật gia, giới tư tế thường là giàu có và là sở hữu chủ tại Giêrusalem những dinh thự với tất cả tiện nghi và xa hoa: Nhiều gian phòng, hồ tắm, sân vườn, cột nhà cẩm thạch... Trong khu ở riêng của các người quyền quý một khu đẹp và sang trọng! Còn những người nghèo thì chạy sống từng ngày và ở trong “khu vực thấp hèn" tại Giêrusalem.

Nếu lưu ý đến bản văn của Máccô, chúng ta sẽ thấy ông đã viết "một' số" người giàu... "nhiều người giàu, đã cống hiến "những số tiền lớn" như vậy, họ cũng thiết thân làm nghĩa vụ đối với Đền thánh.

Ở đây Mác-cô không chú thích gì cả, nhưng ông vẫn không thể không so sánh:

Cũng có một bà góa nghèo đến.

Bây giờ nhà quay phim cống hiến cho ta một cận cảnh:

“Người đàn bà nghèo khó bước tới gương mặt khiêm tốn giữa các khuôn mặt khác. Không có một chỗ danh dự, không danh tiếng gì. Một người không quen biết". Đó là một người đàn bà, trong thế giới mà người đàn ông thống trị, một góa phụ trương thế giới mà chỉ có người đàn ông mới có quyền được luật pháp công nhận. Một người đàn bà nghèo, không lợi tức. Đức Giêsu đong đưa mắt nhìn bà.

Bà này bỏ vào đó hai đồng tiền nhỏ.

Thật là trái ngược với "số tiền lớn” của những kẻ khác!

Tôi muốn nhìn ngắm hai đồng tiền nhỏ này, hai đồng xu đút giấu kín trong lòng bàn tay bà.

Đức Giêsu liền gọi các môn đệ lại và nói: “Thầy bảo thật anh em, bà góa nghèo này đã bỏ tiền vào thủng nhiều hơn ai hết”.

Cách tính tiền thật là kỳ cục? Bà này đã cho "nhiều hơn" tất cả mọi người Đức Giêsu đã nói thế: Người làm đảo lộn mọi hệ thống xã hội của chúng ta. Người coi thường hệ thống phân loại, những giai cấp xã hội của chúng ta, với những bậc thang phân biệt rõ ràng mà người ta phải leo lên để "thăng tiến". Ở bậc thang xã hội "cao", thì giàu có được người khác trọng nể; "mặc y phục lộng lẫy, được người ta chào hỏi công cộng, có chỗ ngồi danh dự trong những bữa tiệc", tất cả những điều này không làm Chúa Giêsu quan tâm đến. Còn chúng ta thì sao?

Phản ứng của chúng ta trước trang Tin Mừng này như thế nào? Hay nó vẫn làm chúng ta thản nhiên, không chút bận tâm?

Trong một xã hội dồi dào của cải mà chúng ta đang sống chúng ta có thái độ nào đối với một số nghề nghiệp dành "cho người nghèo"? Có những người nào mà tôi khinh khi vì chủng tộc, vì môi trường xã hội, nghề nghiệp hay sự nghèo khó của họ không?

Mọi người khác có tiền dư bạc thừa mới đem bỏ vào đó; chứ bà này tuy thật túng thiếu, đã bỏ vào đó tất cả tài sản, tất cả những gì bà ta có để nuôi sống mình.

Người ta không thể đánh lừa Chúa được. Người thấy tận đáy lòng chúng ta. Bà này đã cho "nhiều hơn", vì bà đã cho "tất cả". Muốn biết giá trị của một quà tặng, ta không nên chỉ nhìn vào đồ vật đó, mà còn, phải để ý đến người ban cho. Thiên Chúa đã nhìn như thế. Người nhìn thấy những gì còn lại trong két sắt hay trong trương mục ngân hàng.

Chúng ta cần suy niệm hai từ mà Đức Giêsu đã dùng. Đó là hai ý niệm đơn giản: "Sự túng nghèo" là tình trạng của người không có đủ yếu tố cần thiết để sống.. "Điều cần thiết" là những gì tương xứng cho đời sống bình thường.. của cải thừa" là những gì chúng ta có nhiều hơn cái cần thiết.

Chắc chắn đó không phải là những giá trị toán học cố định. Vì ta có thể thắc mắc: "Sự cần thiết sẽ dừng lại ở mức nào?". "Sự dư thừa" bắt đầu từ đâu? Nhưng thực tế khiến chúng ta phải nhìn nhận rằng có quá nhiều khác biệt giữa điều kiện sống của con người trong cùng một xứ sở nhất là giữa quốc gia này với quốc gia khác. Với những đồ vứt bỏ trong thùng rác ở New York, người ta cũng có thể cứu sống cho một thành phố với số dân tương đương thuộc thế giới thứ ba. Những phí phạm của chúng ta kêu lên tới Thiên Chúa, và trước mặt người nghèo. Vào thời đó, Đức Giêsu đã dám tố cáo một số người sống quá "đừ thừa" còn ngày nay Người sẽ phải nói sao đây?

Tất cả những gì bà ta có là để nuôi sống mình.

Đức Giêsu không nhìn sự việc như chúng ta. Chính người cũng là một kẻ nghèo.

Người đã nhìn ngắm và thấy tâm hồn cho đi tất cả.

Chúa để mắt trên người nghèo. Họ đang làm vui lòng Thiên Chúa.

Đức Giêsu đã ca ngợi người đàn bà góa nghèo, cống hiến hai đồng tiền nhỏ. Lạy Chúa, Chúa nghĩ gì về lòng quảng đại của con? Tôi có "cho đi" không? Bao nhiêu? Như thế nào? Ngày nay ta có thể cho rằng người đàn bà này có lý do chính đáng để giữ lại số tiền đó và để cho kẻ khác “cống hiến" thôi! Nhưng Thánh Vinh Sơn đã nói: May thay cho những người nghèo, vì vẫn còn có những người nghèo "biết cho".

Trước khi khởi sự,bước vào cuộc thụ khổ, Đức Giêsu cho chúng ta biết bí mật cái chết của Người sắp đến gần: Người đàn bà này là "hình tượng" của Thiên Chúa, Đấng trao ban tất cả, tất cả những gì Người có để sống! "Thiên Chúa dù giàu có, đã trở' nên khó nghèo để làm giàu cho chúng ta". Thánh Phaolô đã dám nói như vậy (2 Cr 8,9). Tình yêu không biết tính toán. Chúa là tình yêu. Người đã không tính toán, Người đã cho đi tất cả. Nếu Giáo Hội nguyên thủy đã ghi lại đoạn này bề ngoài xem ra không quan trọng ngay trước cuộc thương khó, là vì Giáo Hội đã tự nhủ: Vâng, Đức Giêsu đã tự nhận ra chính Người, nơi người đàn bà này, vì bà đã "cho đi tất cả".

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

"Bà goá đã bỏ nhiều hơn hết"

BÀI TIN MỪNG: Mc 12, 38 - 44

I. Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại câu chuyện Chúa Giêsu khiển trách những thói xấu của những luật sĩ và khen ngợi lòng tốt của người đàn bà goá nghèo khổ để nói lên sự tương phản giữa sự đạo đức giả và đạo đức đích thật.

II. SUY NIỆM:

1/ "Chúa Giêsu phán cùng dân chúng trong khi giảng dạy":

"Dân chúng": Là những người đã được nghe giáo huấn của Chúa Giêsu khi chứng kiến cuộc tranh luận giữa Người với nhóm Biệt phái về vấn đề nộp thuế ( Mc 12, 13-17 ), và với bè Sađốc về vấn đề kẻ chết sống lại ( Mc 12, 18-27 ), cũng như việc Người trả lời cho người Luật sĩ về giới răn trọng nhất ( Mc 12, 28-34 ) nên họ tỏ ra thiện cảm và thích thú nghe Người giảng.

Những thính giả nghe Chúa Giêsu giảng dạy gồm có các môn đệ, các Luật sĩ, các Biệt phái và dân chúng. Nhưng Mt muốn nhấn mạnh đến dân chúng để cảnh giác họ trước các thói xấu của Luật sĩ là những người có ảnh hưởng trực tiếp đối với họ.

2/ "Các ngươi hãy coi chừng bọn Luật sĩ ":

Chúa Giêsu cảnh giác dân chúng phải coi chừng những thói xấu của nhóm Luật sĩ:

+ "Họ thích đi lại trong bộ áo thụng":

Áo thụng là loại áo choàng dài phết đất, các giáo sĩ thường sử dụng. Chúa Giêsu có ý nói các Luật sĩ thích mang loại áo này, để tỏ ra đạo đức và để lôi kéo sự tôn kính của người khác. Đây là thói xấu thích khoe khoang.

+ "Ưa được bái chào ngoài công trường":

Các Luật sĩ thường được người ta bái chào, nên các ông thích đi lại nơi công trường là nơi có đông người để được người ta tôn kính bái chào. Đây là thói xấu chuộng hư danh.

+ "Chiếm những chỗ nhất trong hội trường và trong các đám tiệc".

Người Do thái có thói quen xếp chỗ ngồi theo thứ tự tuổi tác, chức phận và sự khôn ngoan tài trí. Các Luật sĩ vối tự phụ cho mình là khôn ngoan tài trí hơn người. Vì thế, đi đâu họ cũng đòi hỏi được ngồi ở chỗ cao, ghế nhất. Đây là thói xấu tham chức phận quyền cao.

+ "Họ giả bộ đọc những kinh dài để nuốt tài sản của các bà goá": Các bà goá thường là những người dốt nát, đơn sơ, nhẹ dạ. Vì vậy các Luật sĩ thường lợi dụng chức phận của mình để moi tiền của các bà, bằng cách chỉ vẽ luật, dạy giáo lý và hứa đọc kinh dài, điều bà các bà ưa thích. Các bà thường dâng cúng tiền của trong những việc công đức.

+ "Họ sẽ bị kết án nghiêm nhặt hơn": Những thói xấu trên đây đã đưa các Luật sĩ đến tột đỉnh sự xấu xa. Vì thế đây là lời cảnh cáo sẽ phạt nặng trong ngày cánh chung.

3/ "Chúa Giêsu ngồi đối diện với hòm tiền và quan sát dân chúng bỏ tiền vào hòm":

Thường nhật và nhất là trong các ngày đại lễ, người Do thái có thói quen dâng cúng tiền vào Đền thờ. Tại chỗ đặt các hòm tiền thường có các thầy Tư tế ngồi để chỉ định số tiền người ta phải dâng trong mỗi một lần xin khấn và để kiếm tiền thêm. Ai dâng cúng nhiều ít, người chung quang đều biết rõ.

Giảng xong, Chúa Giêsu ngồi nghỉ ngơi đối diện với hòm tiền quan sát người ta dâng cúng tiền. Người thấy có nhiều người giàu có dâng cúng nhiều tiền.

4/ "Chợt có một bà goá nghèo đến bỏ hai đồng tiền là một phần tư xu":

+ "Bà goá nghèo": Ám chỉ thân phận đáng thương vì cô đơn, về tinh thần không nơi nương tựa và vì nghèo túng cả về vật chất.

+ "Hai đồng tiền là một phần tư xu": Thứ tiền nhỏ nhất mà người ta sử dụng. Ám chỉ sự nghèo khó, thiếu thốn, cùng cực, thế mà cũng dâng cúng vào Đền thờ. Ở đây muốn nói lên sự tương phản giữa người giàu có và người nghèo khổ trong việc dâng cúng tiền vào đền thờ.

5/ "Thầy nói thật với các con":

Lời này có ý diễn tả rằng điều nhận xét của Chúa Giêsu sau đây là xác thực vì Người nhìn thấy không phải chỉ ở bên ngoài nhưng còn thấu suốt từ bên trong tâm hồn người ta nữa.

+ "Trong những người đã bỏ tiền vào hòm, bà goá nghèo này đã bỏ nhiều hơn": Dù tổng số tiền dâng cúng nhỏ nhất, bà goá nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết là vì tỉ lệ giữa số tiền dâng cúng và tài sản của bà đã làm bà vượt lên trên những người đã bỏ nhiều tiền hơn và điều đó cho thấy lòng bà sốt sắng hơn họ: Vì bà đã dâng tất cả những gì bà có để sống.

+ "Vì tất cả những người kia bỏ của dư thừa": Cái gì dư thừa thì không quan trọng, nên kém giá trị. Những người giàu có dâng cúng tuy nhiều tiền nhưng là số tiền dư thừa nên ít giá trị. Của nhiều mà lòng ít. Ở đây nói sự dâng cúng người giàu có thiếu sự hy sinh và tinh thần bên trong.

+ "Còn bà này đang túng thiếu, đã bỏ tất cả những gì mình có để nuôi sống": Của ít lòng nhiều. Bà goá này tuy dâng ít tiền nhưng hy sinh rất nhiều, và hy sinh quý giá nhất là hy sinh chính mạng sống mình vì bà đã dâng " tất cả những gì mình có để nuôi sống ".

III. ÁP DỤNG:

A/ Áp dụng theo Tin Mừng:

Qua bài Tin Mừng hôm nay, Giáo Hội một đàng muốn cảnh giác chúng ta phải tránh những thứ đạo đức giả theo kiểu thói xấu của các Luật sĩ, đàng khác muốn chúng ta noi gương thứ đạo đức đích thật của bà góa nghèo dâng cúng tiền vào Đền thờ.

B/ Áp dụng theo Tin Mừng:

1/ Nhìn vào Chúa Giêsu:

a) Xem việc Người làm:

+ Chúa Giêsu đã khiển trách gương xấu của bọn Luật sĩ để cảnh giác dân chúng. Điều xấu không nên nói, nhưng đôi khi vì tinh thần giáo dục, chúng ta cũng cần dựa vào những gương xấu để cảnh giác và hướng dẫn người khác biết tránh xa vết xe cũ.

+ Chúa Giêsu quan sát dân chúng dâng cúng tiền và đánh giá những người bỏ tiền vào hòm. Phải coi chừng đừng đoán xét tha nhân và hành vi của họ qua những vẻ bên ngoài ( Mc 12,40). Những kẻ quảng đại nhất cũng như những người đạo đức, chỉ mình Thiên Chúa mới thấy rõ bí mật ( Mt 6,4; 6,18 ) và thấu hiểu mọi tâm hồn ( Lời Chúa 16, 15; Cv 1, 24; 15, 8). Vì thực ra chính ý hướng của tâm hồn, của nội tâm mới định giá các hành vi con người thực hiện ( Mt 15, 19...) chứ không phải vẻ bên ngoài của chúng. Trong số các hành vi con người thực hiện với ý ngay lành, thì việc bố thí, hành vi bác ái và từ bỏ, là một trong những điều đẹp lòng Thiên Chúa hơn hết ( Mc 9, 41; Mt 6, 1-24 ).

b) Nghe lời Người nói:

+ Các ngươi hãy coi chừng các Luật sĩ: Chúa cũng cảnh giác chúng ta trước những gương xấu của người chung quanh kể cả những người mô phạm giả hình nữa.

+ Thầy nói thật với các con: Chỉ có Chúa là người có quyền xét đoán và xét đoán đúng vì Người thấu suốt cả bên trong lẫn bên ngoài. Chúa muốn chúng ta làm bất cứ việc gì cũng phải có ý hướng ngay lành của tâm hồn, vì Chúa thấu suốt mọi tâm can.

2/ Nhìn vào dân chúng:

Chúa lấy gương xấu của các Luật sĩ để cảnh giác và lấy gương lành của bà góa để làm cho dân chúng. Thông thường Chúa cũng dùng những gương xấu để cảnh giác ta và những gương tốt của tha nhân để nêu gương cho ta. Chúng ta phải biết nhận ra thánh ý Chúa qua những gương xấu để tránh và qua những gương tốt để thực hành trong đời sống.

3/ Nhìn vào các Luật sĩ:

Chúa khiển trách thứ đạo đức giả về tội lợi dụng những hình thức đạo đức để khoe khoang, để mưu cầu hư danh, để ham hố chức quyền và trục lợi vật chất. Chúng ta nhìn vào thói xấu của bọn Luật sĩ để rút kinh nghiệm cho bản thân mình.

4/ Nhìn vào bà goá nghèo:

Chúng ta noi gương:

- Bà dâng tất cả những gì mình có để nuôi sống chứng tỏ rằng bà đã đặt mình vào tình trạng hoàn toàn khó nghèo trước mặt Thiên Chúa, tức là bà đặt tất cả niềm hy vọng vì tín thác vào Thiên Chúa, cơm ăn cũng như cuộc sống của bà.

- Bà dâng cúng tiền vào Đền thờ, bà đã không nghĩ đến vấn đề chu toàn lề luật, nhưng nghĩ rằng Thiên Chúa rất xứng để bà dâng cho Người tất cả đồng thời chờ đợi nơi Người tất cả.

- Sự tương phản hành vi dâng cúng của người giàu và bà goá này nói lên sự phán xét trong ngày cánh chung sẽ đảo lộn trật tự của loài người.

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.